ĂN KHOAI LANG MẬT CÓ BỊ TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG?

24/05/2021

Ăn khoai lang mật có bị tiểu đường không? Nếu bạn ăn với liều lượng phù hợp, chế biến đúng cách, khoai lang mật sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí trong một số trường hợp loại thực phẩm này còn tốt cho người đang gặp vấn insulin trong máu tăng cao.

1. Lợi ích của khoai lang mật với người bị tiểu đường

Các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ đã khẳng định ăn khoai lang hay khoai lang mật không gây ra bệnh tiểu đường và ngay cả người bị tiểu đường cũng có thể ăn khoai bình thường.
Trong khoai lang mật có chứa nhiều xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe mọi giới. Với hàm lượng glycemic thấp, gần như không có chất béo, khoai lang mật giúp no lâu, hạn chế hấp thụ tinh bột và đường từ các loại thực phẩm khác.
 

Với lượng khoáng chất dồi dào như magiê, phốt pho, kali, kẽm, vitamin C, vitamin B-6, folate, vitamin K,... khoai lang mật có khả năng cân bằng insulin trong cơ thể, ổn định đường trong máu từ đó cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Vitamin C và Beta Caloren trong khoai sẽ tham gia vảo quá trình chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do xấu, từ đó ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường và nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác. 

2. Người bị tiểu đường nên ăn khoai lang mật như thế nào?

Người bị tiểu đường ăn khoai lang mật đúng cách nhất thì nên hạn chế luộc vì cách chế biến này làm glycaemic tăng cao, không tốt cho tình trạng bệnh. Bạn có thể nướng khoai để thưởng thức vì cách này mang đến hương vị thơm ngon hơn và cũng an toàn hơn với người gặp vấn đề tiểu đường.
 

Ngoài ra chúng ta có thêm một số lưu ý sau:
- Chỉ nên ăn khoảng 200 – 400 gram khoai lang mật mỗi ngày.
- Không kết hợp với các loại tinh bột khác để cân bằng lượng Carbohydrate trong cơ thể.
- Tốt nhất nên ăn khoai lang mật vào buổi sáng.
- Hạn chế ăn kèm khoai với bơ, sữa hay đường.

Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn biết được ăn khoai lang mật có bị tiểu đường không và cách ăn khoai đúng nhất. Chúc bạn luôn vui khỏe!

article