NÔNG SẢN XUẤT KHẨU TRUNG QUỐC TĂNG LÊN TỪNG NGÀY SAU ĐẠI DỊCH
Nông sản xuất khẩu Trung Quốc qua các cửa khẩu Lạng Sơn đang có dấu hiệu hồi phục sau đại dịch Covid-19 khi lượng xe hàng thông quan tăng nhanh qua từng ngày.
Nông sản xuất khẩu Trung Quốc qua các cửa khẩu Lạng Sơn đang có dấu hiệu hồi phục sau đại dịch Covid-19 khi lượng xe hàng thông quan tăng nhanh qua từng ngày.
Bộ Công thương vừa báo cáo Thủ tướng về việc thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản qua cửa khẩu biên giới phía bắc theo hình thức thương mại chính ngạch. Tất cả mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc đều phải thực hiện nghiêm quy định về bao bì, đóng gói, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, ghi nhãn hàng hóa... Bên cạnh đó, phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Khuyến khích hàng nông sản xuất khẩu mở tờ khai hải quan hàng xuất khẩu tại hải quan địa phương vùng trồng.
Trước động thái mở cửa trở lại các cửa khẩu ở tỉnh Lạng Sơn, thương lái đã bắt đầu thu mua lại một số trái cây nội địa. Nhiều thương lái, vựa nông sản tại khu vực tỉnh Tiền Giang đã thông báo thu mua mít xuất khẩu với giá tăng lên khá cao. Giá mít loại 1: 17.000 đồng/kg, mít loại 2: 7.000 đồng/kg, mít chợ vẫn ở mức 4.000 đồng/kg.
Quan điểm phòng chống dịch Covid-19 có sự khác biệt giữa VN và Trung Quốc là nguyên nhân chính khiến nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc dồn ứ tại các cửa khẩu Lạng Sơn ở mức độ nghiêm trọng chưa từng có, cũng chưa có giải pháp rõ ràng để tháo gỡ. Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc trao đổi, làm việc giữa Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam; Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu và Tham tán thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại VN Hồ Tỏa Cẩm diễn ra chiều 20.12 tại Hà Nội về tình trạng nông sản dồn ứ tại Lạng Sơn nhiều ngày qua.
Nhiều loại nông sản Trung Quốc được nhập về rồi được người bán gắn mác nông sản Việt như khoai tây Đà Lạt, nho xanh Ninh Thuận cho đến các loại nông sản phổ biến khác như cà rốt, hành tây... để qua mặt người tiêu dùng, tăng lợi nhuận.
Hơn tháng nay, na (mãng cầu) Thái Lan xuất hiện khắp các cửa hàng, chợ truyền thống và khá hút khách Việt. Giá bán bằng, thậm chí thấp hơn hàng Việt nhưng na nhập từ Thái Lan có mẫu mã đẹp, trọng lượng gấp đôi nên được người tiêu dùng ưa chuộng.